Làm thế nào để viết kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp và hấp dẫn?

Nhu cầu sử dụng video quảng cáo ngày càng gia tăng, chưa bao giờ có nhiều các công ty tìm thấy lợi ích và quyết định đầu tư cho việc sản xuất video giới thiệu doanh nghiệp nhiều như bây giờ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao đã đã giúp củng cố sự tăng trưởng liên tục này, chất lượng nội dung và hiệu quả cũng được nâng cao hơn bao giờ hết.

Vậy, làm thế nào để anh/chị viết một kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp nổi bật, được nhìn thấy, nghe thấy và giúp thu hút khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu bán hàng và nhận thức về thương hiệu?

Mặc dù hình ảnh và âm thanh tuyệt vời có hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của khán giả, nhưng chính cách viết kịch bản và câu chuyện tổng thể mới là chìa khóa để thực hiện các mục tiêu kinh doanh thành công. Điều quan trọng đối với mọi video giới thiệu doanh nghiệp xuất sắc của công ty là một kịch bản hấp dẫn, nhiều thông tin, ngắn gọn và thường mang tính giải trí.

Trong bài viết này, hãy cùng GeneX Motion tìm hiểu xem các bước để tạo dựng một kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp, hẫn dẫn và đầy thú vị. Tuy nhiên, chúng tôi muốn khẳng định rằng: để bắt tay thực hiện các bước dưới đây, doanh nghiệp cần phải xác định rõ trước các mục tiêu mà anh/chị đề ra dành cho video của mình.

Bước 1: Xác định độ dài kịch bản video

Một quyết định quan trọng đối với mọi kịch bản video của công ty là độ dài mục tiêu. Sự phong phú của thông tin anh/chị định truyền tải về một chủ đề cần phải cân bằng với khoảng thời gian chú ý của khán giả. Thông thường, các video giải thích, tìm cách bán một sản phẩm hoặc dịch vụ có hiệu quả nhất khi kéo dài khoảng từ 45 giây đến 150 giây.

10 đến 20 giây đầu tiên được cho là phần quan trọng nhất của bất kỳ kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp nào. Đó là khi người xem quyết định tiếp tục xem hay bỏ qua video. Vì vậy, hãy cố gắng tác động tới khán giả của doanh nghiệp trong thời điểm này và đảm bảo rằng kịch bản của anh/chị cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Vậy nên nếu họ chọn bỏ qua, họ đã được thông báo về thông điệp kinh doanh cốt lõi của công ty là gì. Thêm vào đó, nó đảm bảo những người xem toàn bộ video quan tâm đến chủ đề và có nhiều khả năng chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp có thể bán được hàng.

Video giới thiệu công ty vệ sinh Ánh Sao Sáng có độ dài khoảng 40 giây đã đủ để truyền tải nhiều thông tin thú vị tới khách hàng (Nguồn: Youtube GeneX Motion)

Bước 2: Viết tóm tắt cho video

Để viết một kịch bản nhằm đạt được kết quả như mong muốn, anh/chị chắc chắn cần phải viết tóm tắt trước. Điều này không những giúp anh/chị hiểu rõ mục tiêu của video mà còn giúp anh/chị hiểu rõ người xem của mình và những giá trị mà anh/chị muốn thể hiện với họ.

Anh/chị cần làm rõ các thông tin sau trong bản tóm tắt của mình:

  • Mục tiêu của video là gì? (Mục này cần được làm rõ từ trước)
  • Anh/chị muốn người xem của mình làm gì sau khi xem video?
  • Người xem của anh/chị là ai và thói quen của họ trên môi trường trực tuyến là gì?
  • Video của anh/chị mang lại giá trị gì cho người xem?
  • Các kênh mà anh/chị sẽ đăng tải các video của mình?

Anh/chị sẽ có thể hiểu và cảm thông với người xem của mình cũng như hiểu sâu hơn về cách giao tiếp với họ bằng cách biết điều gì thúc đẩy họ. Anh/chị sẽ có thể tạo một câu chuyện tiếp thị để thu hút họ bằng nội dung ngắn gọn, phù hợp và hấp dẫn để dẫn đến hành động mong muốn mà doanh nghiệp muốn họ thực hiện.

Xem thêm: 6 ý tưởng video giới thiệu doanh nghiệp hiệu quả và thúc đẩy doanh số – GeneX Motion

Bước 3: Biến thông điệp thành câu chuyện

Đối với bất kỳ phần nội dung video nào anh/chị tạo, anh/chị sẽ có một hoặc một số thông điệp cốt lõi muốn truyền đạt (bản tóm tắt video sẽ giúp anh/chị xác định những thông điệp này).

Bí quyết ở đây là chuyển những thông điệp cốt lõi này thành một câu chuyện đơn giản dành cho kịch bản của video. Mọi thứ anh/chị quyết định sẽ phụ thuộc vào mục tiêu mà video cần đạt được và những gì người xem thấy có giá trị và hấp dẫn. Nó không chỉ là về những gì anh/chị muốn nói với người xem của mình, nó còn là về việc nói điều đó theo cách cuốn hút họ nhất.

Câu chuyện của anh/chị không cần quá đồ sộ hay phức tạp. Tất cả những gì thực sự cần thiết là một tiến trình hợp lý từ điểm đầu đến điểm cuối. Một câu chuyện hay sẽ thu hút được người xem và truyền tải thông điệp của anh/chị theo cách hấp dẫn đến mức hướng dẫn họ đến Lời kêu gọi hành động cho hành động doanh nghiệp mong muốn.

Doanh nghiệp cần biến những thông điệp cốt lõi thành những kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp hấp dẫn, thú vị
Doanh nghiệp cần biến những thông điệp cốt lõi thành những kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp hấp dẫn, thú vị

Bước 4: Sử dụng cùng ngôn ngữ với người xem của anh/chị

Khi viết kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp, hãy luôn luôn nói bằng ngôn ngữ của người xem, chứ không phải của bản thân doanh nghiệp. Cố gắng nghĩ xa hơn. Hãy nhớ rằng: kịch bản video của anh/chị phải thu hút người xem mục tiêu chứ không phải anh/chị, sếp của anh/chị hay các nhà đầu tư…

Nói chung, anh/chị nên giữ cho giọng điệu đơn giản và dễ trò chuyện. Không quan trọng doanh nghiệp là B2C hay B2B, nội bộ hay bên ngoài – người xem của anh/chị muốn nghe doanh nghiệp nói như một con người chứ không phải một người máy.

Điều đó có nghĩa là anh/chị cần cắt bỏ thuật ngữ khó hiểu, tiếng lóng và các từ vô nghĩa. Điều này nghĩa là doanh nghiệp cần nói ở mức độ mà người xem cảm thấy dễ hiểu với các khái niệm và từ vựng mà họ đã quen thuộc.

Kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp phải phù hợp với tiếng nói thương hiệu của anh/chị, nhưng không bao giờ gây khó hiểu cho người xem. Nếu video có thể bao gồm các từ và cụm từ thực tế mà chính người xem sử dụng, anh/chị đang trên con đường đến với một kịch bản video tuyệt vời.

Kịch bản vừa cần truyền tải được tiếng nói của thương hiệu, vừa phải phù hợp với ngôn ngữ của người xem
Kịch bản vừa cần truyền tải được tiếng nói của thương hiệu, vừa phải phù hợp với ngôn ngữ của người xem

Bước 5: Kịch bản cần được viết ngắn gọn và cuốn hút

Khi bắt tay vào viết kịch bản, như GeneX đã đề cập trong bài viết trước, ngắn hơn luôn có nghĩa là nhiều hơn. Nói những điều cần nói, viết ngắn gọn và súc tích nhất có thể. Thông thường, video được giữ ở mức thời lượng từ 2 cho đến 3 phút.

(Điều này không có nghĩa là mọi video anh/chị thực hiện đều phải siêu ngắn. Một video đào tạo có thể dài tới 30 phút. Nhưng không nên lãng phí thời gian đó và mọi phần của kịch bản phải ngắn gọn, chính xác và cần thiết cho toàn bộ video.)

Trong một kịch bản tuyệt vời, mọi câu từ đều có vị trí của nó. Video của anh/chị càng ngắn thì mỗi câu, cụm từ và từ càng phải có nhiều sức nặng.

Dưới đây là một số gợi ý để tạo một kịch bản tinh giản và hiệu quả nhất có thể:

  • Nói điều gì đó độc đáo, không phải những gì mọi người thường nói
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản hàng ngày thay vì những từ phức tạp không cần thiết
  • Cắt bỏ những thông tin vụn vặt và thừa thãi
  • Đừng bao giờ lặp lại thông tin trừ khi nó tạo ra hiệu ứng ấn tượng

Video giới thiệu dịch vụ Telesale Trung Quân Media sử dụng kịch bản ngắn gọn, thông điệp đưa ra độc đáo, đánh trúng nỗi đau khách hàng và sử dụng ngôn ngữ rất dễ hiểu (Nguồn: Youtube GeneX Motion)

Bước 6: Đừng chỉ sử dụng từ ngữ

Anh/chị đang xây dựng một video, không phải viết một cuốn tiểu thuyết. Anh/chị không chỉ có từ ngữ để sử dụng trong kịch bản của mình. Câu chuyện trong video được kể thông qua edit, đồ họa chuyển động, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh và lồng tiếng – vì vậy anh/chị không nhất thiết phải truyền đạt mọi thứ thông qua đối thoại.

Âm thanhhình ảnh nên được kết nối lại với nhau nhằm truyền tải câu chuyện và thông điệp của doanh nghiệp tới đời sống, điều đó có nghĩa là bao gồm luôn cả các yếu tố thích hợp có trong kịch bản. Ghi chú lại các hành động sẽ xảy ra trên video, âm thanh được sử dụng ra sao, hay kết hợp lồng tiếng như thế nào. Đây có thể là một quá trình khó khăn nếu anh/chị không quen với nó.

Lồng ghép thêm các yếu tố hành động, âm thanh sẽ xuất hiện trong video vào kịch bản
Lồng ghép thêm các yếu tố hành động, âm thanh sẽ xuất hiện trong video vào kịch bản sẽ giúp bộ phận sản xuất video hình dung dễ hơn về ý tưởng

 

Bước 7: Đọc lại kịch bản nhiều lần

Khi anh/chị đã có một bản nháp kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp khả thi, anh/chị nên bắt đầu đọc nó. Tuy vậy, hãy đọc to kịch bản sơ thảo lên, vì khi đó anh/chị sẽ phát hiện ra những lỗi và những điều còn thiếu sót trong kịch bản.

Anh/chị muốn kịch bản video của mình trôi chảy từ trên xuống dưới, thay vì nghe như bị ngắt quãng. Nếu anh/chị có thể đọc kịch bản một cách tự nhiên, không có vẻ gượng ép thì đó là một dấu hiệu tốt rồi đó.

Hãy chú ý tập trung vào các điểm sau:

  • Mất bao lâu để đọc hết kịch bản
  • Kịch bản được nhấn mạnh tại những điểm nào
  • Có các cụm từ và câu nào mà anh/chị cảm thấy gượng ép

Việc đọc lại kịch bản của anh/chị sẽ làm rõ các phần của kịch bản cần được thay đổi trước khi nó sẵn sàng được xét duyệt. Tiếp tục chỉnh sửa cho đến khi anh/chị có thể đọc hết mà không bị ngắt quãng hay cảm thấy gượng ép.

Đọc lại và đối chiếu với bản tóm tắt để hoàn thiện kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp
Đọc lại kịch bản và đối chiếu với bản tóm tắt để tìm ra các lỗi, đáp ứng các tiêu chí đề ra, từ đó hoàn thiện kịch bản

Bước 8: Đối chiếu và kiểm tra lại so với bản tóm tắt video

Chắc chắn anh/chị sẽ phải trải qua một số lần sửa đổi với bất kỳ kịch bản video nào. Đó chỉ là bản chất của việc tạo video giới thiệu doanh nghiệp, nơi nhiều bên liên quan muốn tham gia.

Trước khi chính thức xét duyệt và đưa kịch bản vào sử dụng, hãy kiểm tra thật kỹ kịch bản và so sánh nó với bản tóm tắt đã được thực hiện tại bước 1 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Kịch bản này liệu đã đạt được các mục tiêu đã đề ra chưa?
  • Kịch bản này có đủ hấp dẫn với người xem mục tiêu hay không?
  • Nó đã truyền đạt được các thông điệp cốt lõi hay chưa?
  • Nó có kể một câu chuyện vừa hấp dẫn vừa hợp logic không?
  • Nó có sử dụng, kết hợp hiệu quả giữa hình ảnh và âm thanh không?
  • Nó đã bao gồm một lời Kêu gọi hành động hấp dẫn chưa?
  • Nó có dài hơn hay phức tạp hơn mức cần thiết không?
  • Độ dài của nó có được tối ưu theo các kênh phân phối video hay chưa?

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là không, hãy quay lại và chỉnh sửa kịch bản video của anh/chị cho đến khi nó đáp ứng đủ tất cả các tiêu chí trên. Kết quả cuối cùng, anh/chị có thể sẽ ngạc nhiên về cách tạo video giới thiệu doanh nghiệp ngắn gọn và hấp dẫn trong khi vẫn giữ nguyên vẹn thông điệp và câu chuyện.

Tạm kết

Trên đây là 8 bước hướng dẫn anh/chị trong quá trình viết kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp, từ những bản tóm tắt ban đầu cho tới kịch bản hoàn thiện cuối cùng. Kịch bản của anh/chị phụ thuộc vào khả năng viết một cách ngắn gọn trung thực, tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và truyền đạt nó.

Nếu anh/chị vẫn còn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia. Đơn vị sản xuất video quảng cáo – GeneX Motion – sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn trung thực và giúp doanh nghiệp xây dựng các kịch bản video giới thiệu doanh nghiệp chân thực, hấp dẫn và chuyên nghiệp nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *