Motion Graphics và Animation có sự khác biệt ra sao?

Sự khác biệt giữa Motion Graphics và Animation trên thực tế là có tồn tại, tuy nhiên lằn ranh phân biệt hai loại hình video này thường không quá rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn bởi những người xem không có chuyên môn. Chúng ta thường khó nói chính xác được xem một video có yếu tố hoạt hình thì thuộc vào loại nào trong hai loại kể trên. Đó là lý do vì sao hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế nhau. Thế nhưng giữa chúng vẫn có những sự khác biệt khá rõ ràng đấy.

Video Animation 2D – Ecopark Swanlake do GeneX thực hiện

Như vậy, qua hai bài viết mà GeneX Motion đã đăng tải, đó là bài “Motion Graphic là gì? Tại sao doanh nghiệp lại quan tâm đến vậy?”“Video quảng cáo Animation – Xu hướng video quảng cáo hot nhất hiện nay”, anh/chị cũng đã có cái nhìn tổng quan về những khái niệm và lợi ích mà hai loại hình video này mang lại đối với doanh nghiệp.

Đơn giản, có thể hiểu Motion Graphics là một dạng của Animation. Motion Graphics mô tả sự chuyển động và thiết kế đồ họa hoạt hình thì Animation là một khái niệm rộng hơn, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của hình ảnh chuyển động. Motion Graphics chú tâm đến việc đem chuyển động đến các yếu tố đồ họa và ít quan tâm tới khía cạnh kể chuyện, không giống như các dạng khác của Animation.

Tuy đã các định nghĩa đã được trình bày rõ ràng trong hai bài viết trước, nhưng các khái niệm này thường được sử dụng hoán đổi cho nhau và từ đó gây nên sự nhầm lẫn cho nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng GeneX Motion điểm lại về các khái niệm của Motion Graphics và Animation, tìm hiểu xem sự khác biệt ra sao so với Animation.

Motion graphics là gì?

Motion Graphics là một loại hình đồ họa giúp tạo dựng sự chuyển động cho các thiết kế tĩnh mà không tuân theo các lối dẫn chuyện cụ thể nào nhằm truyền tải một thông tin nhất định tới khán giả. Một video Motion Graphics không nhất thiết phải có tính giải trí, nhiệm vụ chính của nó là truyền tải thông tin, bán sản phẩm hoặc giải thích các ý tưởng.

Motion Graphics bởi SB.D
Motion Graphics là gì và mang lại lợi ích ra sao

Nếu như anh/chị muốn các video của mình chứa đựng các nhân vật và xây dựng câu chuyện để đến gần hơn với hiện thực? Lúc này, dạng video mà anh/chị nên sử dụng là Animation thay vì Motion Graphics.

Bởi đơn giản, sự khác biệt giữa Motion Graphics so với Animation cơ bản nằm ở việc có hay không một “câu chuyện” được kể. Motion Graphics thường có sự kết hợp giữa hình khối (shape), đối tượng (object), chữ (text) được sắp đặt trong chuyển động, tạo nên các hình thức trừu tượng… Thực tế mà nói, sự khác biệt mang tính hình thức này giữa Motion Graphics và Animation được coi là sự khác biệt có tính hệ quả, thay vì là bản chất của hai dạng video này.

Motion Graphics mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Nó dễ dàng minh họa những ý tưởng phức tạp một cách trực quan. Motion Graphics giống như một sự hỗ trợ về hình ảnh. Khi mà một vài ý tưởng rất khó được giải thích thông qua từ ngữ hay hình ảnh tĩnh thông thường thì với một vài giây, Motion Graphics có thể làm sáng tỏ mọi thứ.

Không những thế, Motion Graphics cho phép sắp xếp các thông tin chuyển động trong các phần riêng biệt để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian. So với các loại hình Animation khác, Motion Graphics rẻ hơn nhiều trong việc thiết kế và dễ dàng tạo dựng, sử dụng và chia sẻ. Anh/chị cũng có thể áp dụng nhiều công cụ và kỹ thuật được hỗ trợ, chọn các mẫu (template)…

Animation là gì?

So với Motion Graphics, Animation là một khái niệm rộng lớn hơn, bao hàm cả Motion Graphics. Nó bao hàm tất cả các kỹ thuật có thể làm những vật thể tĩnh hay hình ảnh chuyện động, dù cho đó là vẽ tay, CGI, anime, claymation (một loại animation, trong đó các mẫu hình đất sét được quay phim bằng kỹ thuật stop-motion) hay Motion graphics. Những thể loại này thường kết hợp lại với nhau.

Animation tạo ra đồ họa hoạt hình thông thường là khéo kín và không liên quan tới các sản phẩm Animation khác. Mục đích chính của Animation tập trung để giải trí và kích thích các phản ứng…

Như vậy, có thể thấy trong định nghĩa Animation bao hàm cả Motion Graphics. Vì thế, trong bài viết này, khi nhắc tới sự khác biệt giữa Motion Graphics và Animation, chúng ta nên ngầm hiểu đó là sự khác biệt giữa Motion Graphics và các dạng khác của Animation.

Animation by SB.D
Animation by SB.D

Trong mục trước, ta đã nhận biết được yếu tố phân tách Motion Graphics với các thể loại khác của Animation chính là nội dung hay câu chuyện. Animation có thể nói giống như một dạng nghệ thuật riêng biệt. Nó chú trọng nhiều vào kỹ xảo điện ảnh và kỹ thuật kể chuyện để nhào nặn, xây dựng các thông điệp, câu chuyện.

Animation mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nó là một chiến lược truyền thông rất tiết kiệm chi phí. Animation cho phép loại bỏ các từ ngữ và hình ảnh không cần thiết để truyền tải thông tin nhanh nhất có thể. Nó cũng giúp người xem hiểu sâu hơn về toàn bộ thông điệp và câu chuyện với hình ảnh trực quan, hấp dẫn…

Sự khác biệt giữa Motion Graphics và Animation

Sự khác biệt giữa Motion Graphics và Animation là gì? Dưới đây, anh/chị sẽ tìm thấy những điểm khác biệt chính có thể khá quan trọng khi lựa chọn xu hướng Motion Graphics và Animation để sản xuất một dự án cụ thể. Hãy cùng xem xét sự khác biệt của hai loại hình video trên từ bên trong và những đặc thù của quá trình sản xuất.

1. Vệ đội nhóm

Việc xây dựng quy mô đội nhóm sản xuất hai dạng video này cũng rất khác nhau. Đối với Motion Graphics, các designer thường làm việc trong một đội ít hơn 3 người. Còn với Animation, các đối nhóm đa phần đều từ 4 người trở nên hoặc nhiều khi lên đến 11 người.

Sự khác biệt này chủ yếu đến từ sự khác biệt trong ngân sách và thời lượng sản xuất mỗi video. Vì sản xuất video thường nhanh hơn theo dạng Motion Graphics trong khi sản xuất các video Animation thường mất rất nhiều thời gian trong việc xây dựng và đào tạo các nhóm lớn cho các dự án cụ thể.

Những nhà sản xuất video Animation cần biết những kiến thức cơ bản về chỉ đạo và chỉnh sửa cũng như có khả năng vẽ từ đầu. Một nhà thiết kế Motion Graphics thì không nhất thiết phải biết vẽ nhưng cần phải có kỹ năng về phép chiếu các chiều, hiểu biết về vật lý của chuyển động thậm chí còn quan trọng hơn. Nếu như trước đây, một nhóm lớn các nhân viên làm việc về Animation thì giờ đây họ có thể dễ dàng thay thế bằng một chuyên gia có kiến thức tổng quát.

Quy mô đội nhóm sản xuất Motion Graphics và Animation là khác nhau
Quy mô đội nhóm sản xuất Motion Graphics và Animation là khác nhau

2. Chuyên môn hóa

Bởi vì quy mô của các đội nhóm và tổ chức sản xuất là khác nhau đối với Motion Graphics và Animation, vậy nên mức độ chuyên môn hóa cũng sẽ khác nhau.

Nếu chúng ta so sánh các tác vụ được thực hiện đối với cả hai dạng video này, không có gì ngạc nhiên khi Motion Graphics liên quan tới công việc thiết kế chuyển động sạch nhiều hơn (12% so với 2%). Đối với Animation, có nhiều công việc hơn về Animation nói chung và Animation nhân vật (15% cho Animation, 11% cho Motion Graphics). Có một số sự khác biệt nhỏ khác cần lưu ý:

  • 1,16% công việc trong Animation là về phát triển phần mềm (Sofware Development), so với 0,36% trong Motion Graphics
  • Giai đoạn chia bố cục cũng chiếm rất nhỏ trong Motion Graphics (khoảng 3%), trong khi đó đối với Animation giai đoạn này quan trọng hơn nhiều (7%).

Giai đoạn tiền sản xuất (Pre-production) cũng là một bước quan trọng trong sản xuất video Animation, khi mà ý tưởng chính được thống nhất, các nhân vật được dựng, storyboard được thực hiện và xuất hiện các chỉnh sửa.

Tóm lại, trong Motion Graphics, khoảng 84% chuyên gia có hơn 4 nhiệm vụ khác nhau để thực hiện trong vai trò của họ (trung bình là 7 nhiệm vụ). Còn đối với Animation, 78% chuyên gia có ít hơn 4 nhiệm vụ khác nhau trong công việc của họ (trung bình là 3 nhiệm vụ), ngay cả khi có lồng tiếng.

Do có sự khác nhau về quy mô đội nhóm nên mức độ chuyên môn hóa với hai dạng video cũng khác nhau
Do có sự khác nhau về quy mô đội nhóm nên mức độ chuyên môn hóa với hai dạng video cũng khác nhau

3. Nhân vật

Điểm khác biệt đáng chú ý tiếp theo giữa Motion Graphics và Animation là số lượng các dự án có bao gồm các nhân vật hoạt hình.

Trong Motion Graphics, tỷ lệ các dự án bao gồm nhân vật hoạt hình có thể khác nhau giữa các studio. Trung bình, các studio có thể đưa các nhân vật hoạt hình vào khoảng 30% số lượng dự án của họ.

Đối với Animation, hơn 90% các video hay dự án được thiết kế với nhân vật hoạt hình. Animation chủ yếu là về thiết kế các nhân vật, đưa họ vào bối cảnh, nơi họ có thể tương tác với người xem…

4. Công cụ

Do quá trình thiết kế Animation được thiết lập khác so với Motion Graphics, các công cụ được sử dụng cũng có thể khác nhau. Trong Motion Graphics, mọi người có thể sử dụng After Effects trong 100% trường hợp. Con số này với Cinema 4D là 54%.

Trong Animation, After Effects được ứng dụng 78% thời gian, Flash/animate là 57%. 4 ứng dụng khác như TVPaint, Harmony, Maya, 3DS Max được hơn 30% studio sử dụng và Blender là 17%. Trong Motion Graphics, hơn 90% nhân vật cũng được tạo trong After Effects, tùy thuộc vào các chi tiết cụ thể.

Trong Animation, nhiều ứng dụng khác nhau cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như After Effects, Animate, Harmony, Maya và 3DS Max.

Trong sản xuất video Animation, do có nhiều nhóm sản xuất và cần nhiều thời gian hơn để dựng video, có lẽ sẽ có một số dây chuyển sản xuất sử dụng nhiều ứng dụng kể trên. Còn đối với Motion Graphics, theo quy luật, chỉ After Effects và Cinema 4D là những ứng dụng ưa thích chuyên dùng.

5. Ngân sách

Vì các video trong Motion Graphics có thể được tạo dựng để truyền tải thông điệp cụ thể hay hỗ trợ hoạt động bán hàng, nên chúng hầu hết được trả tiền và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, kinh phí của những video như vậy thấp hơn so với Animation, thời gian sản xuất cũng ngắn hơn nhiều và việc sản xuất được kiểm soát và đánh giá bởi khách hàng.

Ngược lại, Animation có thời gian thực hiện lâu hơn và ngân sách lớn hơn, đôi khi có thể được tài trợ bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc chính phủ. Nhà sản xuất có thể kiểm soát được quy trình sản xuất. Có nhiều trường hợp sản xuất khác nhau và chúng không giới hạn ở các biến thể đã nêu. Chúng cũng giải thích tại sao Animation có thể khác biệt về mặt hình ảnh so với Motion Graphics.

Doanh nghiệp cần cân nhắc ngân sách và mục đích để lựa chọn loại hình video phù hợp
Doanh nghiệp cần cân nhắc ngân sách và mục đích để lựa chọn loại hình video phù hợp

Tất cả những con số thống kê được tham khảo tại: Defining Animation & Motion Design

Khi nào thì nên sử dụng Motion Graphics?

Tóm lại, Motion Graphics sẽ là lựa chọn tốt hơn để phác thảo hoặc nhấn mạnh một số thông tin về thương hiệu và minh họa một số điểm anh/chị đang cố gắng thực hiện. Motion Graphics thường được sử dụng khi không cần đi sâu vào chi tiết, tường thuật hoặc cách kể chuyện. Video Motion Graphics có thể chia nhỏ ngay cả những sản phẩm hoặc dịch vụ cực kỳ phức tạp và thể hiện chúng đáng một cách đáng nhớ.

Hãy nhớ rằng Motion Graphics là công cụ hỗ trợ trực quan cốt lõi để làm những thứ trên, vậy nên nó vượt trội hơn hẳn trong việc truyền đạt những ý tưởng “khó nhằn” thông qua hình ảnh.

Khi nào thì nên sử dụng Animation?

Đối với Animation, chúng có thể được áp dụng để hướng dẫn người dùng tốt hơn về các trang web, sản phẩm hoặc dự án và thậm chí thúc đẩy họ mua hàng. Nó cho phép thêm nhiều yếu tố tương tác và thu hút sự chú ý của người dùng thông qua các hiệu ứng động giúp các trang web kinh doanh cải thiện ROI và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Ngoài ra, nếu anh/chị muốn nhấn mạnh những khía cạnh cảm xúc của câu chuyện, mang đến một bài tường thuật hay kết nối với khách hàng ở một mức độ cảm xúc nhất định thì anh/chị nên hướng đến những thể loại khác của Animation.

Video Giới Thiệu Phần Mềm Telemas | 2D Animation – Motion Graphic do GeneX sản xuất

Tạm kết

Trên đây là những sự khác biệt dựa trên góc tiếp cận nội bộ sản xuất. Tất nhiên vẫn sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo các studio. Tựu chung, sự khác biệt chính yếu giữa Motion Graphics và Animation đó là Motion Graphics là một dạng của Animation và nằm trong Animation. Animation có các yếu tố Motion Graphics sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Tiếp theo, điểm khác biệt đáng chú ý giữa Motion Graphics và Animation đó là nội dung. Nội dung của Animation thường bao hàm các câu chuyện và qua đó truyền tải các thông điệp. Trong khi đó, Motion Graphics tập trung vào việc sắp xếp các đối tượng trừu tượng, chữ và các công cụ thiết kế khác trong một chuyển động.

Anh/chị có muốn tạo ra một video Animation hay video Motion Graphics cho riêng mình? – Hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Trong khi đang tìm kiếm giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của anh/chị để tạo ra những video Animation/Motion Graphics đáng kinh ngạc, GeneX Motion sẽ là đơn vị phù hợp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để hiểu được lý do tại sao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *